Hoài niệm nhưng cũng có chút hiện đại
Mai Ngọc Quỳnh Trang (28 tuổi),ụpảnhởbảotànggócnàocũngđẹnổ hũ long long long giáo viên tiểu học tại TP.HCM, có sở thích đi khám phá nhiều nơi, chụp hình để lưu giữ những khoảnh khắc kỷ niệm của bản thân hoặc với gia đình, bạn bè. "Mình thích chụp hình ở bảo tàng vì những nơi đây mang phong cách trang trọng, kiểu xưa hoài niệm nhưng cũng có chút hiện đại", Trang nói.
Quỳnh Trang nói thêm: "Bước vào Bảo tàng Mỹ thuật TP.HCM, mình ấn tượng bởi cách thiết kế đẹp, sang trọng, cùng gam màu vàng trắng chủ đạo, phối với những sắc màu rực rỡ khác tạo nên một hình ảnh cổ điển. Mình chỉ cần giơ máy lên thì mọi ngóc ngách đều có thể cho ra những bức hình tuyệt đẹp".
"Khi đến chụp hình tại các bảo tàng ở TP.HCM, mọi người nên xem trước bài hướng dẫn trong nhóm, hội trên Facebook. Lựa chọn trang phục phù hợp với khung cảnh tại bảo tàng… Tùy quy định mà mỗi bảo tàng sẽ có khoản thu tiền khác nhau khi bạn đến chụp hình bằng máy chuyên dụng hay điện thoại", Trang cho hay.
Chụp góc nào ở bảo tàng cũng đẹp
Yêu thích nét đẹp hoài cổ, Phạm Anh Đăng, hiện làm thợ chụp ảnh tự do tại TP.HCM, cũng đã đến Bảo tàng Y học cổ truyền Việt Nam (hay còn gọi là Bảo tàng Fito) chụp những bộ ảnh "cực chất".
Theo Anh Đăng, Bảo tàng Fito có khung cảnh đẹp, ánh sáng và gam màu không gian rất điện ảnh. Bên cạnh đó, khi đến bảo tàng như có một cảm giác đang đứng trong ngôi nhà rộng lớn, cổ kính, uy nghiêm.
"Đến đây chụp ảnh mình chỉ đem theo một chiếc máy chuyên dụng cùng mẫu ảnh xinh, đặc biệt là không cần thêm trang thiết bị hỗ trợ vì nơi này có ánh sáng tự nhiên rất đầy đủ", Anh Đăng chia sẻ.
Còn Lê Huỳnh Ngọc Cẩm (29 tuổi), ngụ tại Q.Tân Bình, TP.HCM, cũng đến Bảo tàng Fito hóa trang làm thầy thuốc để chụp bộ ảnh kỷ niệm.
Theo Ngọc Cẩm, bảo tàng là nơi lưu giữ kỷ vật, kiến thức văn hoá, lịch sử, đem lại nguồn cảm hứng cho thế hệ trẻ kế thừa truyền thống tốt đẹp, phát huy những di sản quý báu mà cha ông và tổ tiên để lại.
"Có thể mình không nắm rõ chi tiết lịch sử nhưng khi cần biết được kiến thức cơ bản về cội nguồn dân tộc, văn hoá đặc trưng của người Việt. Và những gì cha ông đã gầy dựng cho con cháu thì bảo tàng là nơi tóm tắt đầy đủ nhất, cũng như để lại nhiều ấn tượng, giúp mình tìm hiểu ngoài việc đọc sách xem báo đài", Ngọc Cẩm nói.
"Khi bước bảo tàng này mình thật sự bất ngờ về nội thất bên trong cùng với không gian cổ kính, những kiến trúc truyền thống", Cẩm nói thêm.
Cẩm còn chia sẻ: "Bảo tàng Fito có 6 lầu trưng bày cho khách tham quan. Sau khi mua vé thì chị nhân viên sẽ giới thiệu cho mình sơ lược về thông tin và hướng dẫn cách di chuyển lên các tầng lầu một cách thuận tiện nhất. Thêm một điều mình thích ở đây là bảo tàng trang bị sẵn áo dài khăn đóng cho khách mặc trải nghiệm. Hầu như mình chụp ảnh góc nào ở bảo tàng cũng đẹp".